Bị mở khóa điện thoại chỉ vì công nghệ in 3D khuôn mặt
Có vô vàn thứ thú vị mà bạn có thể làm với một chiếc máy in 3D : Máy bay, qùa tặng, mô hình game, hay thậm chí là tay chân giả,.. Bạn cũng có thể in 3D một phiên bản cùng kích thước và hình dáng của một ai đó.
Đặc biệt, mô hình 3D ấy không chỉ được dùng để trưng bày hay làm đạo cụ phim ảnh, mà còn có khả năng…phá khóa điện thoại – những chiếc điện thoại cao cấp với tính năng nhận diện khuôn mặt. iPhone X chẳng hạn! Tin buồn cho các fan Android, chỉ duy có iPhone X được trang bị hệ thống bảo vệ giúp chống lại điều đó.
Mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt
Những nhà sản xuất điện thoại đang cố gắng đơn giản hóa khâu bảo mật đăng nhập, thay vì gõ Passcode, hay vân tay. Dẫu nhận diện khuôn mặt tỏ ra thời thượng và an toàn hơn trước. Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng: một mẫu in 3D có thể đánh lừa chiếc điện thoại. Bởi điều gì tiện cho người dùng thì cũng có khả năng cao là tiện cho hacker! Điều này mới đây được BKAV và Tinhte thử nghiệm thành công:
Sinh trắc học (vân tay và khuôn mặt) đều hoạt động dựa trên sự sao chép và so sánh với dữ liệu chuẩn.
- Cảm biến vân tay sẽ quét (scan) vân tay của bạn và so sánh với một hình ảnh quét vân tay đã được lưu lại từ trước. Do mỗi người có một vân tay khác nhau nên hệ thống có thể nhận dạng người sử dụng một cách an toàn.
- Với nhận diện khuôn mặt, việc lấy mẫu được thực hiện bằng hệ thống camera scan 3D khuôn mặt theo các góc khác nhau. Phần mềm sẽ nhanh chóng tái lập và so sánh với khuôn mặt chủ thể. Tính năng scan 3D trên điện thoại không còn xa lạ, và ngày càng mạnh mẽ hơn ( chẳng hạn như việc chụp ảnh 3D trên chiếc sony xz1)
Xét theo độ bảo mật, Passcode là số 1. Còn cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt đều bị đánh bại nếu có hoàn cảnh và thiết bị thích hợp! Điều quan ngại nhất chính là thời kì công nghệ AI và các hệ thống scan 3D phát triển ở tầm mức cao. Chúng có thể “sao chép” một phiên bản 3D của bất kì ai đó ở khoảng cách xa mà không hề lo bị phát hiện.
Nguyên lý scan 3D khuôn mặt
Có nhiều phương án lấy mẫu scan 3D của vật thể: đo kiểm tiếp xúc (CMM), chiếu tia laser, quang trắc (Photogrammetry). Việc nhận diện khuôn mặt bằng camera chính là công nghệ Photogrammetry. Công nghệ này có ưu điểm rất quan trọng: không ngại khoảng cách, kích thước, vật thẻ có màu sắc! Hệ thống quang trắc bao gồm 2 phần:
- Camera thu nhận hình ảnh: Camera sẽ chụp ảnh ở vài gốc độ khác nhau. Độ phân giải càng cao, ánh sáng càng tốt, và độ biến dạng thấp… sẽ là tiền đề cho bước tiếp theo:
- Phần mềm xử lý: Ở đây, phần mềm sẽ dùng các thuật toán để so sánh sự sai khác ở các góc chụp và từ đó tạo nên vật thể 3 chiều.
Ví du: để lấy mẫu 3D bức tượng bán thân dưới đây, cần phải chụp khoảng 40-80 bức ảnh ở các gốc độ khác nhau.
Kết quả của scan 3D bằng hình ảnh là dữ liệu mesh OBJ . Từ file OBJ có texture, người ta sẽ gửi tới các cơ sở dịch vụ in 3D màu sắc. Vậy là đã có một bản sao 3D của người khác!
Xem thêm về kỹ thuật quang trắc 3D: https://thaivu.com/ky-thuat-scan-3d-bang-cach-chup-hinh-quang-trac-photogrammetry/
Nếu ai đó đang vui mừng về “cái chết của password”, có lẽ phải nghĩ lại một chút!