Tổng quan về chế máy in 3D Reprap

Trên thế giới có nhiều loại máy in 3D với những nền tảng công nghệ in khác nhau. Hiện nay, cộng đồng DIY Máy in 3D đang sử dụng nền tảng mã nguồn mở Reprap (công nghệ FDM) để chế ra những chiếc máy in 3D giá rẻ có khả năng sao chép lại chính nó!

Tại sao là Reprap?

Để khởi đầu quá trình nghiên cứu chế tạo máy in 3D. Bạn nên thử các mẫu máy in 3D Reprap bởi những ưu điểm của nó:

  • Miễn phí: Rất nhiều tài liệu hướng dẫn, bản vẽ thiết kế, sơ đồ lắp ráp… cần thiết để chế máy in 3D Reprap đều được chia sẻ miễn phí.
  • Gía rẻ: Có nhiều nơi bán linh kiện máy in 3D Reprap và giá trọn bộ rất rẻ.
  • Hổ trợ: Reprap là mã nguồn mở được xây dựng và phát triển bởi một cộng đồng đông đảo. Bạn có thể tham gia thảo luận trên các diễn đàn lắp ráp máy in 3D Reprap để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.

Chọn mẫu máy in 3D Reprap

Rất nhiều mẫu máy in 3D được cộng đồng Reprap chia sẻ miễn phí tại Build a Reprap. Tùy theo nhu cầu và sở thích mà bạn chọn cho  mình một mẫu máy phù hợp. Việc chọn mẫu máy thế nào sẽ quyết định việc bạn đầu tư mua linh kiện để lắp ráp cho phù hợp thiết kế của mẫu đấy.

Các thành phần của một máy in 3D Reprap

 

Tổng quan về chế máy in 3D Reprap
Cấu tạo một chiếc máy in 3D Reprap mendel ( Chú thích bởi loga3d)

Video cấu tạo cơ bản của máy in 3D Reprap:

Các chi tiết cấu tạo nên máy in Reprap bao gồm:

Hệ khung đỡ:

-Khung máy: Tùy theo các mẫu thiết kế mà máy Reprap có bộ “xương” với chất liệu và hình dáng khác nhau: gỗ ép, mica, thép không rỉ…

-Khớp nối: Những bộ phần nối giữa khung cơ khí thường làm bằng nhựa ABS để tăng tính chiu lực và chúng được in ra từ các máy Reprap khác.

Hệ truyền động:

-Các thanh dẫn hướng chuyển động x,y,z bao gồm (hoặc): thanh trượt-bạc trượt, trục vít me -đai ốc,.. Dây đai răng (cu-roa) để truyền cơ năng từ động cơ sang các cơ cấu chuyển động.

-Động cơ: Thường dùng động cơ bước (Stepper motor).

Bộ đùn nhựa in:

-Đầu in 3D (Đầu phun nhựa): chúng được bán theo bộ, thường dùng các loại JHead hoặc Buda Nozzle… Đầu JHead giá rẻ hơn nhưng mà độ bền và ổn định không cao bằng Buda Nozzle.

-Cơ cấu kéo sợi nhựa: Ở đây có 2 bánh răng được in từ máy in Reprap, dùng để truyền động và kéo sợi nhựa in (ABS, PLA). Chọn đường kính sợi nhựa in 3D 1.75 hoặc 3mm là tùy vào loại đầu phun đang xài.

Bàn in: Hay còn gọi là bệ đỡ mô hình, được bán theo bộ. Bạn có thể chế các bàn in theo ý thích. Nhưng cần phải cân chỉnh độ bằng phẳng, cơ cấu giảm sốc và nhất là đảm bảo đủ độ “ma sát” để mô hình không bị xê dịch trong quá trình tạo mẫu.

Bộ kit điều khiển: Nếu không có nhiều kiến thức về điện tử, bạn nên sử dụng bộ bo mạch Ramps 1.4 để điều khiển máy in 3D Reprap. Phiên bản Ramps 1.4 gồm mạch Ramps – Arduino Mega 2560 – Mạch kết nối Stepper motor …

Phần mềm điều khiển máy in 3D Reprap

Để máy in 3D hoạt động bạn cần phải:

-Nạp trình điều khiển: Tức là đưa mã nguồn (firmware) vào bo mạch. Vì Reprap là mã nguồn mở, nên bạn không cần quá lo lắng về Firmware, chỉ cần download Marlin Firware về xài.

-Lập trình tạo mẫu: Máy in 3D không thể “hiểu” được mô hình thiết kế 3D trên máy tính. Nó chỉ làm mỗi nhiệm vụ đùn nhựa chạy theo các lớp tương ứng với mô hình thông qua mã lệnh Gcode.

Để điều khiển được máy, bạn cần một phần mềm có khả năng đọc được mô hình thiết kế 3D ở định dạng lưới ( STL, Obj hoặc X3g..). Phần mềm điều khiển Reprap miễn phí thường dùng :Cura, Repetier-Host, Kisslicer… sẽ căn cứ trên nhiệt độ, độ phân giải in 3D để thiết lập ra các mã Gcode mà máy in hoàn toàn hiểu và thực thi được.

Rate this post
Bạn cũng có thể thích
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments