Tạo hiệu ứng render thanh kiếm sắc lẹm với Sketchfab
Nội dung:
Bạn biết đấy, sketchfab là website lưu trữ mô hình 3D và trình diễn 3D lớn nhất thế giới. Sketchfab có nhiều hiệu ứng render thú vị và cũng mạch lạc, điều này giúp cho những người mới có thể dễ dàng đăng tải các hình ảnh 3 chiều đẹp mắt mà không cần kỹ năng render nào khác!
Blogin3D sẽ hướng dẫn các bạn một số bước cài đặt thông số cơ bản để diễn tả một thanh kiếm bằng kim loại. Thanh kiếm này được các kỹ thuật viên thiết kế 3D từ hình ảnh có trên mạng, và chuẩn bị cho khâu tạo mẫu in 3D!
Măc định, các mô hình upload lên sẽ được Sketchfab tự động ôp vật liệu và texture tương ứng với định dạng và cài đặt trong file upload. Nếu là file 3D OBJ không có tính chất vật liệu, nó sẽ chỉ hiện mỗi một màu (đơn sắc) cùng hiệu ứng render nghèo nàn! Để diễn tả một sản phẩm có chất liệu kim loại, chúng ta phải thêm vài thông số độ bóng, độ sắc,…
Trình render
Bạn nên thay đổi về Matcap, để mô hình đơn sắc được chiếu sáng hiệu quả hơn!
Góc nhìn
Góc nhìn được biểu đạt bởi thông số Field of view. Mắt người có xu hướng” thích” góc nhìn ~50 độ. Góc nhìn càng lớn, độ biến dạng càng lớn (tương ứng luật XA-GẦN).
Đổ bóng
Hiệu ứng đổ bóng giúp cho vật thể có xu hướng “bay bổng”, rất có trường lập thể!
Hậu cảnh
Ở gói PRO, bạn mới được thêm hình nền/logo theo ý thích. Còn với phiên bản free, bạn chỉ được chọn các mẫu có sẵn, và nó cũng rất tuyệt vời!
Các bộ lọc quan trọng
Đây là phần quan trọng nhất, bạn phải nghiên cứu và thửu nghiệm khá nhiều trước khi có loạt thông số tối ưu.
Để có được hình ảnh thanh kiếm rất đẹp: phần đuôi màu titan, phần lưỡi sắc sáng loáng, có độ phản chiếu màu đỏ ở phần rìa. Bạn cần chú ý các thông số được bật ON như ảnh dưới đây.
Các thông số ấy ảnh hướng thế nào, và nguyên lý chỉnh ra sao?
- Screen space reflection: chế độ tính toán mô phỏng theo thười gian thực
- SSAO: Tạo hiệu ứng “hút”, cái này có thể hiểu như vết dầu lâu ngày bám trên lóc máy, hoặc bụi bám vào góc khuất của vật thể…
- Grain: Làm giả các hạt nhiễu. Làm cho tổng thể trở nên…xù xì và cũ kỹ hơn.
- Sharpness: Khi render các vật thể kim loại và sắc nhọn, bạn nên cho độ bén lên cao 1 chút.
- Bloom: Độ bóng, độ phản chiếu ở vùng có độ tương phản cao (độ sáng cao).
- Tone mapping: Điều chỉnh độ sáng tối tổng thể, độ tương phản, độ bão hòa màu..
- Color balance: Ở thanh kiếm này, blogin3D tăng gam màu đỏ ở các vùng sáng để tạo độ “sát khí” của thanh kiếm.
Cuối cùng, tùy theo từng vật thể, mắt thẩm mỹ và yêu cầu riêng của khách hàng mà các bạn tinh chỉnh các bộ thông số ở bên trên. Chúc thành công!