Tại sao 3DSystems sụt giảm thị phần máy in 3D?
Nội dung:
Nhắc đến máy in 3D cá nhân (Desktop 3D Printer), hiện có 3 thương hiệu nổi trội đang thống lĩnh thị trường: Makerbot, Ultimaker, Cubify. Bắt đầu từ năm 2015, thị phần của 3Dsystems ( chủ sở hữu Makerbot và Cubify) đang dần bị thu hẹp. Lý do duy nhất cho hiện tượng này là:
Sự trổi dậy của hàng loạt nhà sản xuất máy in 3D giá rẻ!
Bởi vì….Hàng loạt bản quyền sáng chế in 3D hết hạn.
Bản quyền liên quan tới nhiều giải pháp công nghệ in 3D FDM đã hết hạn từ cuối năm 2014. Khi sợi dây pháp lý được cởi, nhà sản xuất bớt đi chi phí bản quyền, tự do bơm ý tưởng vào sản phẩm hơn.
3Dsystems là đại gia nắm hầu hết các công nghệ in 3D FDM và một phần lớn công nghệ SLA. Còn nhớ, vào năm 2012, khi chiếc máy Form 1 ra đời đã bị 3DS kiện tụng đến mức tạm ngưng bán. Rồi giữa năm 2014, Afinia H-Series cũng cùng chung số phận!
Giá thành máy in 3D và nhựa in 3D cũng ngày càng rẻ hơn.
Mấy năm trước, khi in 3D còn là một thứ… xa xỉ. Thị trường nhỏ bé, người dùng cũng hạn hẹp. Chỉ có một số ít công ty dám đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất máy in 3D desktop. Còn bây giờ, nhu cầu in 3 chiều tăng vọt (do nhiều người biết tới sức mạnh diệu kỳ của in 3D), nhiều nhà đầu tư nhảy vào với chiến lược canh tranh về giá.
Ngoài ra, những ngành công nghiệp phụ trợ như: nhựa, điện tử, đồ cơ khí, linh kiện Reprap… dành riêng cho máy in 3D FDM cũng đã được mở rộng và giá ngày càng rẻ! Ví dụ: năm 2014, giá sợi nhựa in 3D tầm khoảng 700k VNĐ, tới năm 2015 chỉ còn 530k VNĐ…( Tham khảo tại công ty in 3D Plus)
Xu hướng chuyển sang dòng máy in 3D mini tiện dụng giá rẻ
Đây là điều tất yếu trong quá trình phân mảnh của ngành in 3D. Có in cao cấp lẫn in giá rẻ,… Đặc biệt, nhu cầu một chiếc máy in 3D mini nhỏ gọn và dễ sử dụng là rất lớn. Điều này khiến các đại gia ngành in 3D như 3Dsystems phải đau đầu, một mặt cạnh tranh với những nhà sản xuất máy in cùng phân khúc, còn mặt kia là những chiếc máy in 3D cực kỳ tiện dụng và nhỏ gọn! Một vài cái tên đáng chú ý gồm có: M3D, Tiko, Prusa i3,…