Những cảm nhận về máy in M3D
Máy in 3D mini m3d là một trong những dòng máy in thương mại nhỏ nhất trên thế giới. M3D ( The Micro 3D) xuất hiện từ đầu năm 2014 trên Kickstarter, và chính thức bán ra khắp thế giới từ tháng 3/2015. M3D về Việt Nam từ tháng 6/2015 và sau quá trình sử dụng, Lets3D.me có những nhận xét cá nhân, không phải một bài đánh giá bài bản. Hi vọng sẽ giúp ích cho những ai đang chọn mua máy in 3D giá rẻ!
Ưu điểm:
- Máy in M3D nhỏ gọn và rất đẹp. Kết cấu truyền động kiểu H-bot được bọc trong một khung nhựa dày 3mm với 5 màu sắc cơ bản. Tổng kích thước mỗi chiều chỉ bằng 1 gang tay!
- Với trọng lượng ~1.3kg. M3D phù hợp với nhu cầu in 3D trường học. Máy có thể đặt trên bàn làm việc hoặc bàn học mà không chiếm mấy không gian.
- Sử dụng máy in M3D khá đơn giản, chỉ cần cắm dây cáp USB trực tiếp với máy tính là xài được ngay. Phần mềm in M3D – beta cũng được tối giản và giao diện đẹp.
- Kết cấu của M3D đơn giản nên bạn dễ bảo trì, vệ sinh hoặc tự sửa chữa.
Lets3D.me thực sự thích cách mà M3D bố trí cuộn nhựa in. Rất thuận tiện và ngăn nắp. Ở ngăn dưới của bàn in có 1 buồn chứa vừa đủ để cuộn nhựa M3D lọt vào. À, cuộn nhựa in 3D chính hãng M3D cũng rất bé hạt tiêu, tuy vậy, do khổ in bé nên chừng đó là đủ dùng cho một lượt in.
Nhược điểm:
Thực sự, điều làm cho máy M3D nổi bật cũng là thủ phạm chính gây ra nhược điểm của nó!!
[textmarker color=”C25432″ type=”background color”]Phải kết nối liên tục với máy vi tính:[/textmarker]Do muốn hạ giá thành nên M3D không được trang bị bo mạch xử lý chuyên nghiệp như những máy in 3D khác (thậm chí cả máy in 3D Reprap). Bởi vậy, để in mẫu 3D , bạn cần cắm dây cáp USB trực tiếp và xuyên suốt quá trình máy M3D vận hành. Khá là bất tiện! Còn nếu bạn có 1 máy tính bàn hoặc 1 laptop nhàn rỗi, thì vấn đề đó không còn quá quan trọng. Cứ cắm máy rồi chạy cho tới khi xong mô hình.
[textmarker color=”C25432″ type=”background color”]Tốc độ in 3D khá chậm:[/textmarker] Tuy được trang bị các cơ cấu truyền động bằng vật liệu carbon siêu nhẹ, nhưng tốc độ in cũng không vượt quá 30mm/s. Khá chậm nếu so với các máy in 3D cá nhân khác trên thị trường như Makerbot, Ultimaker,..
[textmarker color=”C25432″ type=”background color”]Khó can thiệp vào chu trình in:[/textmarker] Khi mua máy M3D, bạn sẽ phải chấp nhận sử dụng phần mềm đi kèm theo máy. Và bởi vì máy M3D sinh ra để “cắm điện là chạy luôn”, nên họ không trang bị các tính năng tùy chỉnh chu trình in. Ngoài các thông số cơ bản như nhiệt độ, chế độ in (độ phân giải),.. bạn không thể điều chỉnh tốc độ cũng như tham số support…
Xem sản phẩm in từ máy M3D:
Theo ý kiên cá nhân, với mức giá bán lẻ tầm trên dưới 10 triệu đồng ( tại Việt Nam ) và 370$ ( giá niêm yết chính hãng). M3D là chiếc máy in đáng để mua và đáp ứng được nhu cầu in mô hình 3D trong gia đình, in đồ chơi cho con trẻ, hoặc giới thiệu trong trường học…
Lets3d.me