Lưu ý gì khi thiết kế đồ chơi/Robot có khớp nối để in 3D
Blogin3D xin chia sẻ một số kinh nghiệm khi thiết kế 3D các mô hình đồ chơi có các chi tiết lắp ghép với nhau. Nếu nắm vững những thủ thuật này, đảm bảo bạn sẽ có sản phẩm đẹp mỹ mãn khi mang đi đặt in 3D!
1.in các khớp nối theo chiều ngang
Đặc thù của in 3D là “xếp” các lớp vật liệu và chúng sẽ dính chặt nhau sau khi bị hóa rắn. Đặc biệt, sức chịu lực cũng khác hoàn toàn nhau tùy theo cách bố trí nằm ngang hay nằm dọc trong quá trình in. Điều này thể hiện rõ hơn nếu bạn đang dùng máy in 3D FDM (giá rẻ).
Các khớp nối robot là phần chịu lực nhiều nhất. Ngoài việc thiết kế hình dáng tối ưu, bạn cần lưu ý phương pháp gia công phù hợp nhất. Ví dụ một trường hợp bên dưới: Mẫu bên trái in xong sẽ có độ bền chắc hơn hẳn mẫu bên phải.
Các phần khớp nối (cầu) lúc in xong sẽ có hình dáng như vậy:
2.Hạn chế support.
Thường thì các phần chuyển tiếp giữa “bắp chân, cẳng tay” đều có bậc, hoặc được bo tròn nhẹ. Điều này đôi lúc gây khó khăn trong công đoạn gia công tạo mẫu nhanh. Vừa tốn thêm vật liệu support, vừa khiến các lớp nhựa nổi rõ hơn dẫn tới mẫu in xấu.
3. Thiết kế mặt bàn chân có dạng lòng chảo.
Đây là thủ thuật giúp gỡ mẫu in ra khỏi bàn in một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, cũng khiến cho sản phẩm trong có vẽ… PRO hơn !
Tất các những kinh nghiệm bên trên đều được trình bày một cách đầy đủ trong chuyên mục: thiết kế mẫu in 3D tối ưu mà Blogin3d từng chia sẻ!
Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ trực tiếp, mời bạn ghé shop in 3D Plus: http://in3dplus.com