Khoảng cách lý tưởng giữa đầu phun và bàn in của máy in 3D

Khoảng cách giữa đầu phun (Nozzle) và bàn in (Platform/Headbed) của máy in 3D công nghệ FDM quan trọng ra sao và bao nhiêu là hợp lý? Hãy để Blogin3d.com giải thích vấn đề này!

Những vấn đề này áp dụng được với các máy in 3D Reprap, Flashforge, máy in 3D mini M3D, makerbot, tiko,…)

Tại sao phải chú ý tới khoảng cách đầu phun với bàn in?

1.Giúp mẫu in 3D dính chặt hơn lên Platform

Thường thì mỗi máy in đều có tính năng Leveling ( cân chỉnh bàn in). Leveling là phương pháp đảm bảo độ cân bằng của bàn in, đồng thời trực tiếp ảnh hưởng tới thông số khoảng cách đầu phun và bàn in!

Xét các trường hợp:Giúp mẫu in 3D dính chặt hơn lên Platform Giúp mẫu in 3D dính chặt hơn lên Platform

Khoảng cách quá bé: 

Đầu phun gần bàn in sẽ khiến cho nét nhựa đùn ra …mập hơn bình thường. Lớp dưới phình ra giúp cho mẫu bám chắc hơn vào bàn in. Tuy nhiên, đôi lúc dẫn tới tình huống kẹt nhựa in 3D

Khoảng cách quá lớn:

Đầu phun nằm cách xa bàn in => nhựa đùn ra không bám lên trên bàn in. Có 2 trường hợp xấu nhất xảy ra: Hoặc là các góc của mẫu in bị vênh lên, hoặc là mẫu bị bong ra khỏi bàn in luôn.

Khoảng cách hợp lý:

Rất khó để đưa ra con số lý tưởng, bởi tùy theo dòng máy in, đầu phun và phần mềm in 3D mà giá trị này sẽ khác nhau. Thường thì Let’s3D.me để 0,2mm, bằng với bề dày một cái card visit.

2.Cải thiện chất lượng in 3D

Bạn biết đấy, phần “da” của mẫu in 3D được quyết định bởi thông số SHELL trong mỗi phần mềm in. Mỗi SHELL có bề dày = đường kính đầu phun ( 0,3 hoặc 0,4 hay là 0,5mm).

Nếu bạn chỉnh đầu phun quá gần bàn in: Kích thước đường biên sẽ lơn hơn ( chừng 0,3mm trên tổng chiều dài). Bề mặt của mẫu in cũng  sần sùi hơn 1 tí!

Còn nếu đầu phun quá xa bàn in: Các lớp nhựa sẽ không đủ độ kết dính với nhau. Mẫu in xong dễ bị gãy nứt. Và hiển nhiên chất lượng bề mặt không được tối ưu nhất.

 

 

5/5 - (1 vote)
Bạn cũng có thể thích
Gửi ý kiến

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

Contact Me on Zalo