Chiếc máy in 3D Reprap nào được chế nhiều nhất?

Reprap là đại gia đình máy in 3D mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới. Những dòng máy như Prusa i3, Darwin,.. đều đã làm mưa làm gió khắp ngõ ngách cộng đồng DIY Máy in 3D . Chúng rất dễ lắp ráp và cũng có giá cực kỳ rẻ, phụ hợp với sinh viên, người thích in 3D nhỏ lẻ…

Đặc biệt, có một dòng sản phẩm mang tên Snappy, chúng được cấu thành với hầu hết những chi tiết in 3D. Đó cũng là chiếc máy in 3D Reprap có thể in được phổ biến nhất!

Chiếc máy in 3D Reprap nào được chế nhiều nhất?

Có thể in được, nghĩa là các kết cấu cơ khí như khung, thanh răng, bàn in… đều được làm từ một máy in 3D khác. Chất liệu có thể là nhựa in 3d ABS/PLA cộng với việc chỉnh thông số in phù hợp. Điều này đảm bảo, máy Snappy sẽ không làm bạn thất vọng.

Đáng ngạc nhiên, có tới 73% cấu thành máy in Snappy là từ nhựa. Điển hình như trục Z, bạn chẳng thể nào tìm thấy một thanh ray trượt bằng kim loại nào đâu. Cả trục X,Y đều được dẫn động bằng khớp chữ V thông qua dây đai và thanh răng (được in 3D).

 

Hình động: mô tả nguyên lý vận hành của máy in 3D Snappy
Mô tả nguyên lý vận hành của máy in 3D Snappy

Để hoàn thiện một chiếc Snappy, bạn cần tới 150h in ( 61 chi tiết rời) và lắp ghép  cùng với các động cơ Nema 17, bo mạch Reprap, đầu phun nhựa, bảng điều khiển….

Nghe rất thú vị và để dễ hình dung, mời bạn xem video máy in 3D Snappy hoạt động:

Reprap Snappy tuy giá rẻ và phổ biến, thế nhưng, độ ổn định và chất lượng in thì không bằng các máy in 3D desktop ở tầm giá 20-30 triệu. Bạn nên cân nhắc so sánh máy in 3D Reprap với máy in 3D mini trước khi đầu tư nhé!

À, nếu có nhu cầu, Dịch vụ in 3D giá rẻ tại TP.HCM sẵn sàng trợ giúp bạn khi cần in các linh kiện reprap.

Chúc thành công!

5/5 - (1 vote)
Bạn cũng có thể thích
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Contact Me on Zalo